Gia đình là cái gốc của xã hội. CÁCH XƯNG HÔ A/ Cách xưng hô với người được dâng cúng: Sống Chết B/ Cách xưng hô của người đứng cúng: a/ Cha chết, con trai xưng: Cô tử (chưa chôn) Con gái xưng: Cô nữ b/ Cha,mẹ chết chôn cất xong xuôi, từ đây về sau. Con trai xưng: Hiếu tử hay Thân tử Sưu tầm: internet.
Gia tộc là cái nền của gia đình.
Từ ngữ, ngôn từ trong gia tộc là một hệ thống tương đối chặt chẽ. Trong các bản gia phả hầu hết là từ Hán Việt, trong ngôn ngữ hàng ngày thì hầu hết là từ Thuần Việt.
Trong hệ thống gia phả, có cách phân chia Thập hệ (10 thế hệ) như sau :
[+5]. Tiên tổ (khảo).
[+4]. Cao tổ (khảo) .
[+3]. Tằng tổ (khảo) .
[+2]. Hiển tổ (khảo).
[+1]. Hiển (khảo) .
[0]. Bản thân.
[-1]. Tử.
[-2]. Tôn.
[-3]. Tằng tôn.
[-4]. Huyền tôn.
Thập hệ này tính theo Nội tộc, tức là theo đằng Cha, Ông nội...
Chữ Khảo chỉ đi với người trực hệ.
Bậc Hiển bao gồm Cha, chú, bác(trai) đằng nội. Cha là Hiển khảo, chú là Hiển thúc, bác là Hiển bá.
Bậc Hiển tổ bao gồm các ông. Ông nội là Hiển tổ khảo. Các ông khác là Hiển tổ thúc, hiển tổ bá.
Bậc Cao tổ là bậc Cụ (Cố).
Bậc Tiên tổ là bậc Kị (Can).
Tuy vậy không nhất thiết Tiên tổ và Cao tổ có nghĩa là ở vào hàng [+5] và [+4].
Thường theo các Gia phả, thì bậc đầu tiên trong Gia tộc sẽ là Tiên tổ, tiếp theo là Cao tổ. Vì vậy nếu gia tộc có nhiều đời thì tiếp theo Cao tổ sẽ không phải là Tằng tổ, mà là các bậc Đệ tam tổ, đệ tứ...
Tiên tổ (khảo) sẽ là người đầu tiên mở ra Gia tộc, một dòng, hoặc một chi họ. Nhưng không nhất thiết phải là tổ của Họ.
Tổ của một họ là Thuỷ tổ, thường không biết được chính xác, ngoại trừ một số ít họ.
Bậc tổ khai nghiệp của Hoàng tộc sẽ là Thái tổ.
Có một thuyết nữa là thuyết Cửu hệ, chỉ có 9 bậc.
Cửu hệ không có bậc Hiển, mà Hiển tổ tức là Cha.
Theo sách "Thọ Mai Gia Lễ" việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép "Ngũ đại đồng đường", đến đời thứ 6 người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang "thần chủ" của cụ 6 đời đem đi chôn mà không thờ cũng nữa gọi là "ngũ đại mai thần chủ". Tất cả các "thần chủ" đều được sửa lại nâng lên 1 đời tính từ người chịu trách nhiệm cúng giỗ, còn về phần cụ 6 đời sẽ rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia Tiên trong những dịp Xuân Tế hay Chạp Tổ.
· Thuỷ Tổ dòng họ thì cụ ông gọi là Hiển Thuỷ Tổ Khảo còn cụ bà gọi là Hiển Thuỷ Tổ Tỷ.
· Từ đời thứ 2 kể từ sau Thuỷ Tổ đến trước Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ.
· Nếu là đàn ông đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Khảo.
· Nếu là đàn bà đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Tỷ.
· Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ.
· Nếu kị ông đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Khảo.
· Nếu kị bà đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Tỷ.
· Nếu kị bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Khảo, còn kị bà bác nội (chị dâu kị nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là kị chú nội (em kị nội) hoặc kị thím (em dâu kị nội) thì sửa chữ Báthành chữ Thúc. Trường hợp kị cô ruột (chị hay em gái kị nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữCô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến "tuổi vị thành niên" đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Caomà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
· Tứ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ.
· Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Khảo.
· Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Tỷ.
· Nếu cụ bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Khảo, còn cụ bà bác nội (chị dâu cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là cụ chú nội (em cụ nội) hoặc cụ thím (em dâu cụ nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cụ cô ruột (chị hay em gái cụ nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến "tuổi vị thành niên" đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tằng mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
· Tam Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ.
· Nếu ông nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Khảo.
· Nếu bà nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Tỷ.
· Nếu ông ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ Khảo.
· Nếu bà ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ Tỷ.
· Nếu ông bác nội (anh ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Khảo, còn bà bác nội (chị dâu ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là ông chú nội (em ông nội) hoặc bà thím (em dâu ông nội) thì sửa chữBá thành chữ Thúc. Trường hợp bà cô ruột (chị hay em gái ông nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến "tuổi vị thành niên" đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữTổ mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
· Nhị Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ.
· Nếu cha đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Khảo.
· Nếu mẹ đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Tỷ.
· Nếu cha vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc Phụ.
· Nếu mẹ vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc Mẫu.
· Nếu bác ruột (anh bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Khảo, còn bác dâu (chị dâu bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Tỷ, cũng như thế mà là chú ruột (em bố) hoặc thím (em dâu bố) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cô ruột (chị hoặc em gái bố) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay chữ Cô vào vị trí đó, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến "tuổi vị thành niên" đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
· Nếu cậu ruột (anh hoặc em trai mẹ) đã chết (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) thì phải khấn là Hiển Cữu Phụ, vợ của cậu thay chữ Phụ ra chữ Mẫu. Nếu là chị mẹ thì để nguyên chữ Hiển mà thay 2 chữ sau là Bá Mẫu, còn em gái mẹ thì đổi chữ Bá thành chữ Di, chồng bá hoặc chồng gì thì đổi chữ Mẫu thành chữ Phụ là xong, tất cả những người chết trẻ khi chưa thành niên thì đảo chữ Hiển sang chữ Mãnh.
· Nhất Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ.
· Nếu anh trai đã chết thì phải khấn là Bào Huynh, trường hợp anh cùng bố khác mẹ gọi là: Thân Huynh, trường hợp anh cùng mẹ khác bố gọi là Thệ Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở "tuổi vị thành niên" thì thêm chữMãnh vào trước chữ Huynh. Tương tự nếu người quá cố là em trai thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, nếu là chị gái đổi thành chữ Tỷ và em gái thì sửa là chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.
· Nếu anh con bác ruột đã chết (trường hợp bên đó vô thừa tự) thì phải khấn là Tụng Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở "tuổi vị thành niên" thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh, nếu là chị gái con bác ruột thì đổi chữHuynh thành chữ Tỷ. Tương tự nếu người quá cố là em trai con chú ruột thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, cũng như vậy mà là em gái thì sửa thành chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh con bác ruột mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.
· Nếu vợ chết trước thì chồng sẽ khấn là Hiền Thê, ngược lại vợ sẽ khấn chồng là Lương Phu.
Cha Hiển khảo (đã mai táng rồi)
Cố phụ (khi còn trên đất, chưa mai táng)
Mẹ Hiển tỷ (đã mai táng)
Cố mẫu (chưa mai táng)
Ông nội (đời thứ 3) Hiển tổ khảo
Bà nội Hiển tổ tỷ
Ông cố (đời thứ 4)Hiển tằng tổ khảo
Bà cố Hiển tằng tổ tỷ
Ông cao (đời thứ 5) Hiển cao tổ khảo
Bà cao Hiển cao tổ tỷ
Từ đây trở lên, mỗi đời thêm một chữ “cao” và chỉ thêm tố đa là 2 chữ nữa mà thôi. Nếu trên 3 chữ cao thì chỉ dùng thêm một chữ “thượng” nữa.
Ví dụ: Thượng cao cao cao tổ khảo.
Con Hiển thệ tử (con trai)
Hiển thệ nữ (con gái)
Cháu nội (3 đời)
Hiển đích tôn (cháu nội trưởng)
Hiển nội tôn (cháu nội thứ)
Cháu cố (4 đời): Hiển tằng tôn
Cháu cao (5 đời): Hiển huyền tôn
Mẹ chết, con trai xưng: Ai tử
Con gái xưng: Ai nữ
Cha, mẹ đều chết (một người đã chết trước, nay thêm một người nữa)
Con trai xưng: Cô ai tử
Con gái xưng: Cô ai nữ
Con gái đã có chồng: Giá nữ
Con gái xưng: Hiếu nữ hay Thân nữ
Rễ xưng: Nghĩa tế
Dâu xưng: Hôn
Cháu nội trưởng (cha chết trước ông bà): Ðích tôn thừa trọng
Cháu nội trưởng (cha chưa chết): Ðích tôn
Cháu nội : Nội tôn
Cháu gọi bằng cố (4 đời) : Tằng tôn
Cháu gọi bằng cao (5 đời): Huyền tôn
Cháu 6 đời: Lai tôn
Cháu 7 đời: Côn tôn
Cháu 8 đời: Nhưng tôn
Cháu 9 đời: Vân tôn
Cháu 10 đời: Nhĩ tôn
Dòng trực hệ, cháu gọi là tôn, sau đời thứ 10 đều gọi là Tự tôn.
Vợ của cháu thêm chữ hôn sau chữ tôn; ví dụ: vợ của cháu nội là nội tôn hôn
Cháu gái thêm chữ nữ sau chữ tôn; ví dụ: cháu nội gái là nội tôn nữ.
Chồng của cháu gái thêm chữ tế sau chữ tôn; ví dụ: chồng của cháu nội gái là nội tôn tế. Dòng bàng hệ, hậu duệ tôn, cháu gọi là Ðiệt.